Show Mobile Navigation

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

ISO 16949

Unknown - 01:28
ISO/TS 16949 là một tiêu chuẩn kỹ thuật gắn liền với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh
vực ô tô xe máy của Mỹ, Đức, Pháp và Ý trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu về hệ thống quản lý cho việc thiết kế/phát triển, sản xuất, lắp đặt và dich vụ cho các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực ô tô xe máy.
Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đòi hỏi mức độ đẳng cấp thế giới về chất lượng sản phẩm, năng suất và khả năng cạnh tranh cũng như cải tiến liên tục.Để đạt được mục tiêu này nhiều nhà sản xuất xe nhấn mạnh việc các nhà cung cấp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO / TS 16949, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng cho các nhà cung cấp trong lĩnh vực ô tô, xe máy.
Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 được xây dựng bởi Nhóm công tác đặc biệt về ô tô thế giới (IATF) nhằm khuyến khích cải tiến trong toàn chuỗi cung ứng và quá trình chứng nhận. Trên thực tế, đối với phần lớn các nhà sản xuất xe hàng đầu thế giới thì việc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật này là một yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động kinh doanh.
Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 thay thế các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực ô tô xe máy của Mỹ, Đức, Pháp và Ý bao gồm  QS-9000, VDA6.1, EAQF và ASQ. Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu về hệ thống quản lý cho việc thiết kế/phát triển, sản xuất, lắp đạt và dich vụ cho các sản phẩm luên quan đến lĩnh vực ô tô xe máy.ISO/TS 16949 được ban hành đầu tiên vao năm 1999 và sửa đổi năm 2002, và đã có trên 45750 chứng chỉ được cấp cho ba khu vực châu Mỹ, Châu Âu và châu Á
Tiêu chuẩn này phù hợp với tổ chức nào?
Tiêu chuẩn ISO/TS 16949 liên quan đến tất cả các loại hình công ty cung cấp trong ngành ô tô, từ các nhà sản suất nhỏ cho đến các tổ chức đa quốc gia nằm có trụ sở ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chỉ có thể được áp dụng với các đơn vị sản xuất ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường thiết bị gốc.
Các tổ chức mong muốn tham gia vào thị trường ô tô, xe máy cần phải chờ cho đến khi nằm trong danh sách nhà cung cấp tiềm năng của khách hàng trong lĩnh vực ô tô, xe máy trước khi có thể tiến đến bước chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/TS 16949

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

ISO 22000

Unknown - 01:54

ISO 22000 LÀ GÌ

ISO 22000 là bộ tiêu chuẩn mới được tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành ngày 1 tháng 9 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006. ISO 22000 được coi như là một bộ tiêu chuẩn khuôn mẫu có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức tham gia chuỗi thực phẩm nhằm cung cấp những sản phẩm thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tại EU,ISO 22000 đã được chập thuận và thay thế tiêu chuẩn DS 3027. Tiêu chuẩn này kết hợp các thành tố cơ bản để đảm bảo an toàn thực phẩm trong cả chuỗi thực phẩm bao gồm : · Thông tin tương tác Thông tin trong suốt chuỗi thực phẩm là tối quan trọng để đảm bảo rằng mọi mối nguy về an toàn thực phẩm đều được phát hiện và kiểm soát ở mỗi mắt xích của chuỗi cung cấp thực phẩm. Đó là thông tin về nhu cầu của một tổ chức đối với tổ chức đứng trước và sau nó trong chuỗi. Việc trao đổi thông tin với khách hàng và nhà cung cấp, dựa trên thông tin nhận được từ việc phân tích một cách hệ thống các mối nguy ATTP, cũng sẽ hỗ trợ đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng và nhà cung cấp phù hợp với thực lực, nhu cầu và tác động của họ đến thành phẩm. Tiêu chuẩn này yêu cầu việc trao đổi thông tin như vậy phải được dự kiến và duy trì. · Quản lý hệ thống Các hệ thống an toàn thực phẩm hữu hiệu nhất được thiết kế, vận hành và cập nhật như một hệ thống quản lý và được thâm nhập vào các hoạt động quản lý của toàn bộ tổ chức. Điều này đảm bảo lợi ích tối đa cho tổ chức và các bên liên quan. ISO 22000 đã xem xét các yêu cầu của ISO 9001:2000 để tăng cường độ tương thích giữa hai tiêu chuẩn và cho phép tích hợp hợp chúng. · Kiểm soát mối nguy ATTP Các hệ thống hữu hiệu, để kiểm sóat các mối nguy ATTP cho an tòan thực phẩm và duy trì chúng ở mức chấp nhận được để chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đòi hỏi một sự kết hợp hài hòa các chương trình tiên quyết với kế hoạch HACCP chi tiết. Trong đó, một chương trình tiên quyết là một/nhiều thủ tục hay một/nhiều hướng dẫn, đặc thù cho từng quy mô và tính chất của công việc, giúp tăng cường và/ hoặc duy trì điều kiện vận hành để việc kiểm soát các mối nguy thực phẩm được hữu hiệu hơn và kiểm soát khả năng xuất hiện các mối nguy, cũng như sự xâm nhập hoặc gia tăng của chúng trong thực phẩm và môi trường chế biến. ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức trong chuỗi thực phẩm ISO 22000 sẽ kết hợp uyển chuyển các nguyên tắc HACCP với các chương trình tiên quyết, đồng thời sử dụng việc phân tích các mối nguy để xác định chiến lược đảm bảo kiểm soát mối nguy. Tiêu chuẩn làm khá rõ những khái niệm về những chương trình tiên quyết. Các chương trình tiên quyết này chia làm hai loại: Chương trình về cơ sở vật chất và duy trì; Chương trình về vận hành. Chương trình về cơ sở vật chất và duy trì là những yêu cầu cơ bản về vệ sinh thực phẩm và thực hành tốt mang tính chất thường xuyên, còn chương trình về vận hành lại là các yêu cầu kiểm soát hoặc giảm thiểu các mối nguy ATTP có trong sản phẩm hay trong môi trường chế biến. Kế hoạch HACCP được dùng để kiểm soát các điểm quan trọng được xác định trong quá trình phân tích các mối nguy để hạn chế, phòng ngừa và giảm bớt các mối nguy đã được nhận diện cho an toàn thực phẩm.

Kế hoạch triển khai ISO 9001 2008

Unknown - 01:09

 



 TIẾN TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC BƯỚC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO9001:2008                       
                                                                                                                                                                                                                                          




TT
Các bước/nội dung công việc
Kế hoạch triển khai theo tháng, theo tuần
Tháng thứ 1
Tháng thứ 2
Tháng thứ 3
Tháng thứ 4
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
4
1.              
Hướng dẫn đơn vị thành lập Ban ISO
















2.              
Đánh giá hiện trạng quản lý chất lượng tại đơn vị
















3.              
Lập báo cáo/lên kế hoạch triển khai thực hiện. Gửi báo cáo lần I cho Ban ISO
















4.              
Đào tạo nhận thức chung  ISO 9001:2008
- Giới thiệu về Bộ ISO9000
- Đặc điểm cơ bản của ISO9000
- Một số thuật ngữ định nghĩa trong ISO9000
- Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO9001:2008
- Đào tạo về phương pháp soạn thảo tài liệu đáp ứng các yêu cầu của TCVN ISO 9001: 2008
- Xác định phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý chất lượng
















5.              
Tư vấn đơn vị xây dựng chính sách chất lượng (CSCL), mục tiêu chất lượng (MTCL)
















6.              
Hướng dẫn đơn vị soạn thảo các tài liệu của HTQLCL
















7.              
Hoàn thiện hệ thống tài liệu HTQLCL
















8.              
Ban hành tài liệu
- Đào tạo, hướng dẫn đơn vị áp dụng hệ thống tài liệu vào công việc.
















9.              
Xem xét, kiểm soát hệ thống QLCL trong quá trình áp dụng
















10.          
Đào tạo đánh giá nội bộ theo ISO 9001:2008
- Đào tạo “Chuyên gia đánh giá nội bộ”
















11.          
Tiến hành tổ chức đánh giá nội bộ (ĐGNB):
- Thành lập Nhóm ĐGNB
- Tiến hành ĐGNB lần 1
- Thực hiện cải tiến liên tục HTQLCL
















12.          
ĐGNB lần 2 (nếu cần)
















13.          
Tiến hành Xem xét của Lãnh đạo đối với HTQLCL ISO 9001:2008 (XXLĐ)
















14.          
Cải tiến chất lượng Hệ thống quản lý.
















15.          
Lập báo cáo thứ II gửi Ban ISO
















16.          
 Hướng dẫn hoàn tất hồ sơ chứng nhận, hướng dẫn cách thức khi tiến hành đánh giá chứng nhận
















17.          
Đánh giá chứng nhận:
- Hố trợ trong quá trình đánh giá
- Hướng dẫn khắc phục hoàn thiện hồ sơ sau đánh giá.
















18.          
Lập báo cáo thứ III gửi Ban ISO
















19.          
Hướng dẫn tổ chức đón nhận chứng chỉ
















20.          
Dịch vụ sau tư vấn/Hỗ trợ sau đánh giá chứng nhận:
- Hỗ trợ Đánh giá nội bộ 02 lần sau khi nhận chứng chỉ, trước khi đánh giá giám sát.
- Hỗ trợ duy trì, cải tiến liên tục hệ thống.
- Hướng dẫn thực hiện các hành động khắc phục sau các kỳ đánh giá giám sát.
















                                                                                                                                                                    
                                                                                                                                                                            
                                                                                                                                                                    


















Next Previous
Editor's Choice